Tiêu chuẩn - Quy chuẩn

TCVN 12314-2:2022 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy tự động kích hoạt – Phần 2

TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy tự động kích hoạt – Phần 2: Bình khí chữa cháy

1. TCVN 12314-2:2022 là gì?

TCVN 12314-2:2022 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử và yêu cầu lắp đặt đối với bình khí chữa cháy tự động kích hoạt được kích hoạt bằng tác động nhiệt.

2. Công bố TCVN 12314-2:2022

Ngày 1/3/2022, Bộ KH&CN ban hành Quyết định số 233/QĐ-BKHCN công bố tiêu chuẩn quốc gia.

Theo đó, công bố 02 Tiêu chuẩn quốc gia:

  1. TCVN 12314-2:2022 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy tự động kích hoạt – Phần 2: Bình khí chữa cháy
  2. TCVN 13457-1:2022 Phòng cháy chữa cháy – Chất chữa cháy gốc nước – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với chất phụ gia

TCVN 12314-2:2022 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 Cơ quan ban hành: Bộ KH&CN Số công báo: 233/QĐ-BKHCN
 Số hiệu: 12314-2:2022 Ngày đăng công báo: 01/03/2022
 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam Người ký: Lê Xuân Định
 Ngày ban hành: 01/03/2022 Ngày có hiệu lực: 01/03/2022
 Lĩnh vực: Phòng cháy chữa cháy Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực

3. Tải về TCVN 12314-2:2022

Tải về miễn phí TCVN 12314-2:2022 [Bản PDF + WORD] trị giá 150,000đ theo link bên dưới.

TCVN 12314-2:2022.pdf

TCVN 12314-2:2022.doc

Là khoảng thời gian ước tính để xử lý yêu cầu tải xuống từ server. Vui lòng chờ đợi trong giây lát, liên kết tải về sẽ hiện ra sau khi thời gian đếm ngược kết thúc!

BẠN NÊN BIẾT!

Quyết định số 233/QĐ-BKHCN năm 2022

Ngày 01/03/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 233/QĐ-BKHCN v/v công bố 2 tiêu chuẩn quốc gia.

1. TCVN 12314-2:2022

2. TCVN 13457-1:2022

TCVN 12314-2:2022 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy tự động kích hoạt – Phần 2: Bình khí chữa cháy

TCVN 13457-1:2022 Phòng cháy chữa cháy – Chất chữa cháy gốc nước – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với chất phụ gia


Quyết định số 234/QĐ-BKHCN năm 2022

Ngày 01/03/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 234/QĐ-BKHCN v/v việc công bố 2 tiêu chuẩn quốc gia.

1. TCVN 13455:2022

2. TCVN 13456:2022

TCVN 13455:2022 về Phòng cháy chữa cháy – Ống mềm bằng kim loại kết nối đầu phun trong hệ thống sprinkler tự động – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

TCVN 13456:2022 về Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt

Lên trên

tcvn 123414 2 2022

4. Nội dung TCVN 12314-2:2022

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12314-2:2022

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – BÌNH CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG KÍCH HOẠT – PHẦN 2: BÌNH KHÍ CHỮA CHÁY

Automatic activated fire extinguisher – Part 2: Fire suppression cylinder

Lời nói đầu

TCVN 12314-2 : 2022 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 12314 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy tự động kích hoạt gồm các phần:

  • TCVN 12314-1, Phần 1: Bình bột loại treo
  • TCVN 12314-2, Phần 2: Bình khí chữa cháy

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử và yêu cầu lắp đặt đối với bình khí chữa cháy tự động kích hoạt được kích hoạt bằng tác động nhiệt.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi bổ sung (nếu có).

  • TCVN 7161-1:2009 (ISO 14520-1:2006) Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung.
  • TCVN 7161-5:2020 (ISO 14520-5:2019) Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 5: Khí chữa cháy FK-5-1-12
  • TCVN 7161-9:2009 (ISO 14520-9:2006) Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 9: Khí chữa cháy HFC 227 ea.
  • TCVN 7161-13:2009 (ISO 14520-13:2005) Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 13: Khí chữa cháy IG-100.
  • TCVN 12314-1: 2013 Chữa cháy – Bình chữa cháy tự động kích hoạt – Phần 1: Bình bột loại treo.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 7161-1, TCVN 12314-1 và các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Bình khí chữa cháy tự động kích hoạt (Automatic activated fire extinguisher)

Thiết bị gồm bình chứa khí chữa cháy và các bộ phận khác có liên quan tự động xả khí chữa cháy khi có tác động của nhiệt độ vượt quá ngưỡng tác động kích hoạt của bộ phận cảm biến nhiệt (gọi tắt là bình khí).

3.2

Cụm van (Container valve)

Cụm van được lắp đặt ở vị trí đầu bình chứa khí chữa cháy có tác dụng giữ khí chữa cháy trong bình và xả khí chữa cháy khi được kích hoạt. Cụm van có thể gồm đầu phun, bộ phận cảm biến nhiệt và van xả áp an toàn.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1 Yêu cầu chung

4.1.1 Bình khí khi thử nghiệm theo Phụ lục B phải đáp ứng các yêu cầu sau:

4.1.1.1 Phải giải phóng chất khí chữa cháy một cách hiệu quả ngay sau khi thiết bị chữa cháy được kích hoạt. Thời gian xả khí không quá 10 s đối với khí chữa cháy hoá lỏng, và không quá 60 s với khí chữa cháy không hoá lỏng.

4.1.1.2 Hiệu suất phun xả của chất khí chữa cháy phải đạt tối thiểu 95% lượng khí chứa trong bình.

4.1.1.3 Các cốc n-heptan thử nghiệm phải được dập tắt trong vòng 30 s sau khi kết thúc phun xả chất khí chữa cháy. Xác định diện tích bảo vệ tối đa căn cứ theo kết quả của thử nghiệm theo phụ lục B.

4.1.2 Bình khí phải đảm bảo khả năng hoạt động tự động theo phép thử tại Phụ lục C, cụ thể như sau:

4.1.2.1 Bình khí chữa cháy tự động được lắp đặt trong mô hình thử nghiệm phải kích hoạt xả khí trong vòng 90 s sau khi đốt lửa. Xác định chiều cao lắp đặt tối đa căn cứ theo kết quả của thử nghiệm theo Phụ lục C.

4.1.2.2 Bình khí, cụm van đầu bình không bị biến dạng hoặc hư hỏng. Chất khí chữa cháy không bị rò rỉ trước khi bộ cảm biến nhiệt hoạt động.

4.1.2.3 Van an toàn không bị kích hoạt.

4.1.3 Lượng khí chữa cháy sử dụng phải đảm bảo nồng độ chữa cháy, đồng thời không vượt quá nồng độ có thể gây nguy hiểm cho người được quy định trong các phần tương ứng của TCVN 7161 (ISO 14520).

4.1.4 Trường hợp có nhiều bình kết nối với nhau thì phải đảm bảo yêu cầu về thời gian xả khí và hiệu suất phun xả theo quy định tại 4.1.1.

Ghi chú: Các bình khí có cùng quy cách có thể kết nối với nhau để đảm bảo hiệu quả chữa cháy cho một khu vực bảo vệ.

4.1.5 Bình chứa khí hoặc cụm van phải được trang bị van xả áp an toàn. Van an toàn phải làm việc tại mức áp suất 1,1 đến 1,3 lần áp suất làm việc lớn nhất của bình khí (Q).

CHÚ THÍCH: Q – áp suất làm việc lớn nhất của bình khí, là áp suất của bình khí tại nhiệt độ làm việc của bộ phận cảm biến, được xác định theo đồ thị nhiệt độ/áp suất đối với các loại khí chữa cháy (được quy định trong các phần tương ứng của TCVN 7161).

4.2 Bình chứa khí

Bình chứa khí phải đảm bảo yêu cầu theo quy định tại 6.1 và 6.2 tiêu chuẩn này.

Bình chứa khí phải được trang bị đồng hồ chỉ thị áp suất khí nạp trong bình.

Bình chứa khí định kỳ 05 năm/lần phải được kiểm tra, thử nghiệm lại theo quy định tại 6.1 và 6.2 tiêu chuẩn này.

4.3 Chất khí chữa cháy

4.3.1 Đặc tính kỹ thuật của chất khí chữa cháy

Khí chữa cháy phải tuân theo các quy định nêu trong các phần tương ứng của TCVN 7161.

4.3.2 Lượng khí chữa cháy

Lượng chất khí chữa cháy sử dụng cho khu vực chữa cháy phải được tính toán theo nồng độ quy định cho các loại đám cháy khác nhau theo quy định tại các phần tương ứng của TCVN 7161.

Khối lượng của bình chứa chất khí chữa cháy (bao gồm cả chất khí chữa cháy và khí nén) phải nằm trong khoảng -2% đến 5% khối lượng công bố trên nhãn.

4.3.3 Mật độ nạp

Mật độ nạp của bình chứa không được vượt quá các giá trị theo quy định các phần tương ứng TCVN 7161.

4.4 Cụm van

Cụm van không bị rò rỉ hoặc bị bất kỳ biến dạng vĩnh viễn nào khi được thử nghiệm theo 6.3.1 và 6.3.2 của tiêu chuẩn này.

4.5 Bộ phận cảm biến nhiệt

4.5.1 Bộ phận cảm biến nhiệt có các dạng: Sử dụng phần tử dễ chảy (fusible element sprinkler) hoặc phần tử dạng bầu thủy tinh (glass bulb). Bộ phận cảm biến nhiệt và cụm van có thể dạng liền khối hoặc lắp ghép nhưng phải bảo đảm chắc chắn và không rò rỉ tại vị trí lắp ghép.

4.5.2 Nhiệt độ làm việc

Bộ phận cảm biến nhiệt phải làm việc trong phạm vi nhiệt độ t = I ± (0,035I 0,62)°C

trong đó I là nhiệt độ làm việc danh nghĩa của bộ phận cảm biến nhiệt.

Nhiệt độ làm việc danh nghĩa của bộ phận cảm biến phải phù hợp với Bảng 1

…………..

./.

► Xem thêm:  Mẫu PC12 – Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu PCCC

Xem thêm các TCVN mới khác

Truy cập thư mục: TCVN về PCCC để tham khảo thêm các văn bản TCVN về phòng cháy chữa cháy mới nhất.

Nếu cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm các thông tin khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *