TCVN 12366-1:2022 ISO 11999-1:2015 Phương Tiện Bảo Vệ Cá Nhân Cho Người Chữa Cháy – Phần 1: Yêu Cầu Chung
Tên đầy đủ: TCVN 12366-1:2022 ISO 11999-1:2015 Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy – Phương pháp thử và yêu cầu đối với phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho người chữa cháy có nguy cơ phơi với nhiệt và/hoặc lửa ở mức độ cao trong khi chữa cháy tại các công trình – Phần 1: Yêu cầu chung.
1. TCVN 12366-1:2022 là gì?
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12366-1:2022 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu tối thiểu về thiết kế và tính năng đối với phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) cho người chữa cháy, chủ yếu nhưng không chỉ để bảo vệ chống tiếp xúc với lửa và mức độ nhiệt cao.
2. Công bố TCVN 12366-1:2022
TCVN 12366-1: 2022 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 11999-1:2015.
TCVN 12366 -1: 2022 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
3. Tải về TCVN 12366-1:2022
Tải về TCVN 12366-1:2022 hoàn toàn miễn phí .pdf. Nhấn TẢI VỀ ở bên dưới.
TCVN LIÊN QUAN!
- TCVN 12366-2:2022: Phương tiện bảo vệ cá nhân chữa cháy – P2
4. Nội dung TCVN 12366-1:2022
Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy – Phương pháp thử và yêu cầu đối với phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho người chữa cháy có nguy cơ phơi với nhiệt và/hoặc lửa ở mức độ cao trong khi chữa cháy tại các công trình – Phần 1: Yêu cầu chung
PPE for Firefighters – Test methods and requirements for PPE used by firefighters who are at risk of exposure to high levels of heat and/or flame while fighting fires occurring in structures – Part 1: General
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu tối thiểu về thiết kế và tính năng đối với phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) cho người chữa cháy, chủ yếu nhưng không chỉ để bảo vệ chống tiếp xúc với lửa và mức độ nhiệt cao.
Để hỗ trợ lựa chọn đánh giá rủi ro của người dùng,bao gồm các loại và mức tính năng cho các bộ phận bảo vệ khác nhau.
Phạm vi của Tiêu chuẩn này không bao gồm PTBVCN để sử dụng trong các trường hợp tiếp xúc với nguy cơ cháy nổ cao, ví dụ, quần áo bảo vệ có bề mặt phản xạ (theo ISO 15538 có thể thích hợp hơn), hoặc để sử dụng trong các hoạt động chữa cháy lâu dài ở nhiệt độ môi trường cao (ví dụ, chữa cháy trong rừng rậm) trong đó PTBVCN theo ISO 16073 thì thích hợp hơn.
Tiêu chuẩn này không bao gồm PTBVCN để bảo vệ chống lại các mối nguy hại hóa học và sinh học, ngoài việc chống lại sự tiếp xúc ngắn hạn và ngẫu nhiên khi tham gia chữa cháy và các hoạt động liên quan khi chữa cháy tại các công trình.
Tiêu chuẩn này mô tả yêu cầu chung của PTBVCN, đưa ra các yêu cầu về thiết kế và tính năng đối với PTBVCN và bao gồm các yêu cầu về nhãn mác và hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Tài liệu viện dẫn.
Các tài liệu viện dẫn sau đây, toàn bộ hoặc một phần, rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này.
Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6689 (ISO 13688), Quần áo bảo vệ – Yêu cầu chung
TCVN 12366-3:2018 (ISO 11999-3: 2015); Phương tiện bảo vệ cá nhân dành cho người chữa cháy – Các phương pháp thử nghiệm và yêu cầu đối với phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho người chữa cháy có nguy cơ phơi với nhiệt và/ hoặc lửa ở mức độ cao trong khi chữa cháy tại các công trình – Phần 3: Quần áo
ISO/TR 11610, Protective Clothing – Vocabulary (Quần áo bảo vệ – Từ vựng)
ISO 12947-2, Textiles – Determination of the abrasion of fabrics by the Martindale method- Part 2: Determination of specimen breakdown (Vải dệt may – Xác định độ bền mài mòn của vải bằng phương pháp Martindale – Phần 2: Xác định độ phân hủy mẫu). ISO 17493, Clothing and equipment for protection against heat – Test method for convective heat resistance using a hot air circulating oven (Quần áo và phương tiện bảo vệ chống nhiệt – Phương pháp thử khả năng chịu nhiệt đối lưu sử dụng lò khí nóng tuần hoàn)
EN 469, Protective clothing for firefighters Performance requirement clothing for firefighting (Quần áo bảo vệ cho người chữa cháy – Yêu cầu về hiệu suất đối với quần áo)
EN 960: 2006, Headform for use in the testing of protective helmets (Đầu giả sử dụng trong thử nghiệm mũ bảo vệ)
EN 1149-1, Protective clothing – Electrostatic properties- Part 1. Surface resistivity (test methods and requirements)- (Quần áo bảo vệ – Tính chất tĩnh điện – Phần 1. Điện trở suất bề mặt (các phương pháp và yêu cầu thử nghiệm)
EN 1149-3: 2004, Protective clothing – Electrostatic properties- Part 3: Test method for measurement of charge decay (Quần áo bảo vệ – Tính chất tĩnh điện – Phần 3. Phương pháp thử nghiệm hoặc đo lường sự phân rã điện tích)
EN 1149-5, Protective clothing – Electrostatic properties – Part 5 – Performance requirements (Quần áo bảo vệ – Tính chất điện – Phần 5. Yêu cầu về tính năng)
NFPA 1971, Standard on protective ensembles for structural fire fighting and proximity fire fighting (Tiêu chuẩn về quần áo bảo vệ cho chữa cháy công trình và chữa cháy tiếp xúc gần)
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO/TR 11610 và các thuật ngữ và định nghĩa sau:
………
Xem tất cả tiêu chuẩn Quốc Gia khác
Bấm vào đây để xem và cập nhật các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy mới nhất.
Liên hệ hỗ trợ:
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới