Tiêu chuẩn - Quy chuẩn

TCVN 13316-3:2022 Về PCCC: Xe ô tô chữa cháy – Xe chữa cháy hoá chất bọt

TCVN 13316-3:2022 Phòng cháy chữa cháy – Xe ô tô chữa cháy – Phần 3: Xe chữa cháy hoá chất bọt

1. TCVN 13316-3:2022 là gì?

Tiêu chuẩn 13316-3:2022 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, đóng gói, vận chuyển và bảo quản đối với xe chữa cháy hoá chất bọt.

2. Công bố TCVN 13316-3:2022

TCVN 13316-3:2022 do Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục  Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này là văn bản [CHÍNH THỨC] thay thế cho tiêu chuẩn TCVN 13316-3:2021 (văn bảo thảo luận dự thảo năm 2021) từ Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bộ TCVN 13316 Phòng cháy chữa cháy – Xe ô tô chữa cháy, bao gồm các phần sau:

  • TCVN 13316-1:2021 Phòng cháy chữa cháy – Xe ô tô chữa cháy – Phần 1: Yêu cầu chung và phương pháp thử;
  • TCVN 13316-2 Phòng cháy chữa cháy – Xe ô tô chữa cháy – Phần 2: Xe chữa cháy có xitec;
  • TCVN 13316-3, Phòng cháy chữa cháy – Xe ô tô chữa cháy – Phần 3: Xe chữa cháy hoá chất bọt;
 Cơ quan ban hành: Bộ KH&CN Số công báo: 1961/QĐ-BKHCN
 Số hiệu: 13316-3:2022 Ngày đăng công báo: 04/10/2022
 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam Người ký: *
 Ngày ban hành: 04/10/2022 Ngày có hiệu lực: 04/10/2022
 Lĩnh vực: Phòng cháy chữa cháy Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

– TCVN 5739, Thiết bị chữa cháy đầu nối;

– TCVN 8531 (ISO 9905), Đặc tính kỹ thuật của Bơm ly tâm – cấp I;

– TCVN 8532 (ISO 5199), Đặc tính kỹ thuật của Bơm ly tâm – cấp II;

– TCVN 8533 (ISO 9908), Đặc tính kỹ thuật của Bơm ly tâm – cấp III;

– TCVN 7699-2-11, Thử nghiệm môi trường Phần 2-11: Các thử nghiệm – Thử nghiệm Ka: Sương muối;

– TCVN 13316-1, Phòng cháy chữa cháy – Xe ô tô chữa cháy – Phần 1: Yêu cầu chung và phương pháp thử;

– TCVN 13316-2, Phòng cháy chữa cháy – Xe ô tô chữa cháy – Phần 2: Xe chữa cháy có xi téc.

VĂN BẢN THUỘC TCVN 13316 PCCC – XE Ô TÔ CHỮA CHÁY (CHÍNH THỨC)

  • TCVN 13316-1:2021 – Xe ô tô chữa cháy – Phần 1: Yêu cầu chung và phương pháp thử
  • TCVN 13316-2:2022 – Xe ô tô chữa cháy – Phần 2: Xe chữa cháy có xi téc
  • TCVN 13316-3:2022 – Xe ô tô chữa cháy – Phần 3: Xe chữa cháy hóa chất bọt

► Xem thêm:  Mẫu PC30 – Chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC

3. Tải về TCVN 13316-3:2022

Tải về TCVN 13316-3:2022 [MỚI NHẤT] hoàn toàn miễn phí .pdf. Nhấn TẢI VỀ ở bên dưới.

TCVN 13316-3:2022.pdf

Là khoảng thời gian ước tính để xử lý yêu cầu tải xuống từ server. Vui lòng chờ đợi trong giây lát, liên kết tải về sẽ hiện ra sau khi thời gian đếm ngược kết thúc!

TCVN 13316 3 2022

4. Nội dung TCVN 13316-3:2022

Phòng cháy chữa cháy -Xe ô tô chữa cháy – Phần 3: Xe chữa cháy hoá chất bọt

Fire protection – Fire fighting vehicle – Part 3: Foam fire fighting vehicle

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, đóng gói, vận chuyển và bảo quản đối với xe chữa cháy hoá chất bọt.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho xe chữa cháy công nghệ bọt khí nén và xe chữa cháy hóa chất bọt bội số nở cao.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

– TCVN 5739, Thiết bị chữa cháy đầu nối;

– TCVN 8531 (ISO 9905), Đặc tính kỹ thuật của Bơm ly tâm – cấp I;

– TCVN 8532 (ISO 5199), Đặc tính kỹ thuật của Bơm ly tâm – cấp II;

– TCVN 8533 (ISO 9908), Đặc tính kỹ thuật của Bơm ly tâm – cấp III;

– TCVN 7699-2-11, Thử nghiệm môi trường Phần 2-11: Các thử nghiệm – Thử nghiệm Ka: Sương muối;

– TCVN 13316-1, Phòng cháy chữa cháy – Xe ô tô chữa cháy – Phần 1: Yêu cầu chung và phương pháp thử;

– TCVN 13316-2, Phòng cháy chữa cháy – Xe ô tô chữa cháy – Phần 2: Xe chữa cháy có xi téc.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 13316-1, TCVN 13316-2 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1 Xe chữa cháy hoá chất bọt (foam fire fighting vehicle)

Là loại xe chữa cháy được trang bị bơm chữa cháy, téc nước, téc chất tạo bọt chữa cháy và thiết bị trộn chất tạo bọt chữa cháy.

3.2 Thiết bị trộn chất tạo bọt (foam proportioner)

Là loại thiết bị lấy chất tạo bọt và trộn chất tạo bọt vào nước theo tỷ lệ nhất định.

3.3 Hệ thống tạo bọt chữa cháy (foam system)

Là hệ thống trộn hoàn chỉnh chất tạo bọt, nước và không khí để tạo ra bọt chữa cháy. Hệ thống này bao gồm: thiết bị trộn chất tạo bọt, thiết bị tạo hoặc phun bọt và các bộ phận đặc biệt được lắp đặt trên xe chữa cháy như téc nước, téc chất tạo bọt, bơm chất tạo bọt và thành phần đường ống.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1 Yêu cầu cơ bản

Xe chữa cháy hoá chất bọt ngoài phù hợp yêu cầu kỹ thuật cơ bản tại Điều 5 TCVN 13316-1, còn phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này.

4.2 Yêu cầu xe hoàn chỉnh

4.2.1 Yêu cầu chung

4.2.1.1 Dung tích bình nhiên liệu phải đáp ứng cho xe chạy 100 km và hoạt động chữa cháy liên tục tối thiểu 2 h ở lưu lượng và áp suất định mức.

4.2.1.2 Không được lắp họng nước ra có đường kính lớn hơn 65 mm trong khu vực bảng điều khiển chính khi chiều cao tính từ mặt đất đến mép dưới bảng điều khiển lớn hơn 1,2 m.

4.2.1.3 Xe chữa cháy hóa chất bọt phải có thiết bị điều khiển tốc độ của động cơ bằng cơ khí tại bảng điều khiển hệ thống bơm chữa cháy, cơ chế vận hành thiết bị điều khiển phải dễ dàng và có thể duy trì tốc độ động cơ ổn định.

4.2.1.4 Trường hợp xe chữa cháy hóa chất bọt dùng thiết bị điều khiển tốc độ của động cơ bằng điện phải có biện pháp dừng khẩn cấp.

4.2.1.5 Họng nước vào, họng nước ra của bơm chữa cháy phải kết nối với đồng hồ đo áp suất trên bảng điều khiển để kiểm tra áp suất. Quy cách kỹ thuật kết nối phải là ren ngoài M10x1,5 mm và chiều dài ren không được nhỏ hơn 15 mm. Vị trí kết nối phải thuận tiện cho việc lắp đặt đồng hồ đo áp suất bên ngoài và phải kí hiệu bằng nhãn.

4.2.1.6 Bố trí các thiết bị hiển thị áp suất, tốc độ bơm và các chỉ số hoạt động khác của bơm chữa cháy trên bảng điều khiển hệ thống bơm chữa cháy phải bảo đảm nhân viên chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ nhìn thấy tất cả và rõ ràng.

4.2.2 Bảng điều khiển bơm chữa cháy

4.2.2.1 Bảng điều khiển phải đáp ứng các yêu cầu sau:

– Lưu lượng tương ứng với giá trị áp suất đầu ra của bơm chữa cháy và hướng dẫn vận hành;

– Chọn loại chất tạo bọt sử dụng (nếu có) và tỉ lệ trộn;

– Hiển thị áp suất đầu ra của bơm chữa cháy;

– Hiển thị áp suất đầu vào của bơm chữa cháy;

– Hiển thị tốc độ vòng quay bơm chữa cháy và tổng thời gian hoạt động;

– Hiển thị mức nước của téc nước và mức chất tạo bọt của téc chất tạo bọt;

– Đèn chiếu sáng bảng điều khiển và công tắc điện;

– Nút ấn dừng khẩn cấp (nếu có);

– Nhãn thể hiện vị trí tắt và mở;

– Hướng dẫn cho mục đích sử dụng của các thiết bị và công tắc trên bảng điều khiển.

4.2.2.2 Điều khiển và điều chỉnh tỷ lệ trộn chất tạo bọt phải được lắp đặt trên bảng điều khiển để nhân viên chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thao tác dễ dàng.

4.2.2.3 Trên bảng điều khiển phải có sơ đồ đơn giản và có hình mũi tên chỉ hướng của dòng nước, bọt di chuyển trong hệ thống đường ống dẫn nước, bọt và các hướng dẫn vận hành cơ bản trên bảng điều khiển.

4.2.2.4 Vị trí lấy nước từ bên ngoài vào téc nước phải có biển báo “cửa (họng) lấy nước vào téc”, biển báo phải được cố định vĩnh viễn.

4.2.2.5 Vị trí lấy chất tạo bọt chữa cháy từ bên ngoài vào téc chất tạo bọt phải có biển báo “cửa (họng) lấy chất tạo bọt”, ghi rõ ràng loại chất tạo bọt có thể sử dụng ở nơi dễ thấy và có dòng chữ cảnh báo “Không pha trộn chất tạo bọt khác nhau” bằng chữ màu đỏ trên nền trắng (hoặc vàng), biển báo phải được cố định vĩnh viễn.

4.3 Yêu cầu cải tạo xe sát xi thành xe chữa cháy hóa chất bọt

4.3.1 Yêu cầu xe ô tô sát xi phải phù hợp yêu cầu tại Điều 5.2 TCVN 13316-1.

4.3.2 Cải tạo xe sát xi thành xe chữa cháy hóa chất bọt phải phù hợp yêu cầu tại Điều 5.3 TCVN 13316-1.

4.3.3 Khi trên xe sát xi lắp đặt téc nước và téc chất tạo bọt với khung phải bảo đảm được kết nối đàn hồi với khung và không kết nối trực tiếp với khung.

4.4 Yêu cầu hệ thống thủy lực chữa cháy

4.4.1 Yêu cầu bơm chữa cháy

Yêu cầu bơm chữa cháy phải phù hợp yêu cầu kỹ thuật tại Điều 4.4.1 TCVN 13316-2:2022

4.4.2 Đường ống dẫn chất chữa cháy

4.4.2.1 Yêu cầu đường ống dẫn nước vào bơm chữa cháy, đường ống dẫn nước ra của bơm chữa cháy, đường ống nước từ téc nước đến bơm chữa cháy phải phù hợp yêu cầu kỹ thuật tại Điều

4.4.2 TCVN 13316-2:2022.

4.4.2.2 Đường ống dẫn chất tạo bọt từ téc chất tạo bọt và bơm chất tạo bọt hoặc thiết bị trộn chất tạo bọt phải có màu vàng.

4.4.2.3 Đường ống dẫn chất tạo bọt từ téc chất tạo bọt đến thiết bị trộn chất tạo bọt

4.4.2.3.1 Đường ống dẫn chất tạo bọt từ téc chất tạo bọt đến thiết bị trộn chất tạo bọt hoặc bơm chất tạo bọt phải bảo đảm khai thác được trên 95% lượng chất tạo bọt trong téc.

4.4.2.3.2 Đường ống dẫn của téc chất tạo bọt phải có đường kính đáp ứng yêu cầu lưu lượng tối đa của thiết bị trộn chất tạo bọt và chịu được áp suất chân không 85 kPa trong 5 min ở áp suất khí quyển và không được rò rỉ hoặc biến dạng nhìn thấy được. Đầu vào của đường ống dẫn chất tạo bọt phải trang bị một bộ lọc.

4.4.3 Téc nước và téc chất tạo bọt

4.4.3.1 Yêu cầu về téc nước và téc chất tạo bọt

4.4.3.1.1 Yêu cầu téc nước và téc bọt phải phù hợp yêu cầu kỹ thuật tại Điều 4.4.3.1 TCVN 13316-2:2022

4.4.3.1.2 Téc chất tạo bọt phải có một cửa thở và cửa thở phải bảo đảm việc phân phối chất tạo bọt bình thường và không rò rỉ ra môi trường bên ngoài.

4.4.3.1.3 Téc chất tạo bọt có dung tích tối thiểu là 0,05 m3 (50 l).

4.4.3.2 Đường ống dẫn nước, chất tạo bọt

4.4.3.2.1 Yêu cầu ống lấy nước phải phù hợp yêu cầu kỹ thuật tại Điều 4.4.3.2 TCVN 13316- 2:2022.

4.4.3.2.2 Đường ống dẫn chất tạo bọt phải là ống thép không gỉ, có độ dầy thành ống không nhỏ hơn 1,5 mm và đường kính trong không nhỏ hơn 40 mm. Đường ống dẫn chất tạo bọt giữa thiết bị trộn chất tạo bọt và téc chất tạo bọt phải có van bằng thép không gỉ, van này phải dễ vận hành.

4.4.3.2.3 Cửa lấy chất tạo bọt của téc chất tạo bọt phải có nắp bảo vệ.

4.4.3.3 Đường ống nước tràn phải phù hợp yêu cầu kỹ thuật tại Điều 4.4.3.3 TCVN 13316- 2:2022.

4.4.4 Hệ thống bọt trên xe chữa cháy hóa chất bọt

4.4.4.1 Yêu cầu chung hệ thống bọt trên xe chữa cháy hóa chất bọt

4.4.4.1.1 Lăng phun bọt hoặc lăng đa tác dụng nước/bọt, bơm chất tạo bọt và thiết bị trộn chất tạo bọt phải được làm bằng vật liệu chống ăn mòn hoặc được phủ lớp chống ăn mòn của chất tạo bọt.

4.4.4.1.2 Hệ thống bọt trên xe phải lắp đặt thiết bị tẩy rửa, thiết bị tẩy rửa phải ngăn không cho nước chảy ngược vào téc nước hoặc téc chất tạo bọt trong quá trình tẩy rửa.

4.4.4.1.3 Hệ thống bọt trên xe phải có họng lấy chất tạo bọt từ bên ngoài và ống nối. Việc tháo lắp phải thuận tiện.

4.4.4.1.4 Trong hệ thống bọt trên xe phải có thiết bị chống chảy ngược để phòng chống nước vào téc chất tạo bọt.

4.4.4.1.5 Hệ thống bọt trên xe chữa cháy hóa chất bọt khi làm việc với áp suất và lưu lượng lớn nhất phải đảm bảo độ kín tốt, không có hiện tượng thấm nước, rò rỉ.

4.4.4.1.6 Độ chính xác tỷ lệ trộn bọt trên xe chữa cháy hóa chất bọt phải đáp ứng các yêu cầu tại Bảng 1.

…………

► Xem thêm:  Quyết định 05/2022/QĐ-UBND Bình Dương Quy định an toàn PCCC

Xem tất cả TCVN phòng cháy mới nhất

Click tại đây để xem và cập nhật các TCVN về phòng cháy và chữa cháy mới nhất.

Liên hệ hỗ trợ:

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *