TCVN 13333:2021 về Hệ thống chữa cháy bằng Sol – Khí – Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, kiểm tra và bảo dưỡng
1. TCVN 13333:2021 là gì?
TCVN 13333:2021 là tiêu chuẩn Quốc gia quy định các yêu cầu riêng biệt đối với hệ thống chữa cháy bằng khí FK-5-1-12. Tiêu chuẩn này bao gồm các thông tin chi tiết về tính chất vật lý, đặc tính kỹ thuật, cách sử dụng, phương pháp thiết kế và điều kiện an toàn.
Tiêu chuẩn Quốc gia 13333:2021 áp dụng cho hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FK-5-1 -12 hoạt động tại các áp suất danh nghĩa 25 bar, 34,5 bar, 42 bar và 50 bar được nén bằng nitơ. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các hệ thống tại các điều kiện áp suất khác.
Hiểu đơn giản thì TCVN 13333:2021 quy định về yêu cầu thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng Sol – khí theo thể tích, ứng dụng trong các nhà, công trình và một số ứng dụng đặc biệt khác (tủ điện, tuabin,…).
2. Công bố TCVN 13333:2021
Ngày 16/6/2021, Bộ KH-CN đã chính thức công bố 02 tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống chữa cháy bằng khí, cụ thể:
Theo Công văn số 1577/QĐ-BKHCN ngày 16/6/2021 của Bộ Khoa học Công nghệ, 02 Tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống chữa cháy bằng khí được công bố bao gồm:
- TCVN 7161-5:2021 (ISO 14520-5:2019) Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 5: Khí chữa cháy FK-5-1-12
- TCVN 13333:2021 Hệ thống chữa cháy bằng Sol – khí – Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, kiểm tra và bảo dưỡng
Xem chi tiết bài viết Công bố từ Trường đại học PCCC tại đây.
TCVN 13333:2021 tham khảo tiêu chuẩn NFPA 2010:2020 của Hiệp hội Phòng cháy Quốc gia Hoa Kỳ, do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Cơ quan ban hành: | Bộ KH&CN | Số công báo: | 1577/QĐ-BKHCN |
Số hiệu: | 13333:2021 | Ngày đăng công báo: | 16/06/2021 |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 16/6/2021 | Ngày có hiệu lực: | 16/06/2021 |
Lĩnh vực: | Phòng cháy chữa cháy | Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Tải về TCVN 13333:2021
Tải về miễn phí TCVN 13333:2021 bằng cách nhấn [TẢI VỀ] bên dưới.
4. Nội dung TCVN 13333:2021
TCVN 13333 : 2021
HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG SOL-KHÍ – YÊU CẦU VỀ THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT, KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG
Aerosol Fire-Extinguishing Systems – Specifications for design, installation, inspection and maintenance
Lời nói đầu
TCVN 13333:2021 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn NFPA 2010 : 2020 của Hiệp hội Phòng cháy Quốc gia Hoa Kỳ.
TCVN 13333:2021 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định về yêu cầu thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng Sol-khí theo thể tích, ứng dụng trong các nhà, công trình và một số ứng dụng đặc biệt khác (như tủ điện, tuabin điện…).
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 5738, Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
UL 2775 Standard for fixed condensed aerosol extinguishing system units (Tiêu chuẩn cho thiết bị của hệ thống chữa cháy cố định bằng Sol-khí dạng cô đặc).
3. Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Sol-khí, dạng cô đặc (Aerosol, condensed)
Chất chữa cháy bao gồm các hạt rắn có kích thước cực nhỏ, đường kính thường nhỏ hơn 10 µm và chất khí, được tạo ra do quá trình nhiệt phân hỗn hợp chất rắn tạo Sol-khí.
3.2
Nút ấn tạm dừng (Abort switch)
Nút ấn mà khi tác động và giữ liên tục trong thời gian đếm ngược của trung tâm điều khiển phun chất chữa cháy, trung tâm điều khiển sẽ tăng thêm thời gian trễ
3.3
Lượng chất chữa cháy (Agent quantity)
Lượng Sol-khí cần thiết để đạt được nồng độ thiết kế cho một thể tích bảo vệ trong thời gian phun xác định.
3.4
Tự động (Automatic)
Khả năng thực hiện một chức năng mà không cần can thiệp của con người.
3.5
Phân loại đám cháy (Classifications for Fires)
3.5.1
Đám cháy loại A
Đám cháy các chất rắn, khi cháy thường kèm theo sự tạo ra than hồng (các vật liệu dễ cháy thông thường như gỗ, vải, giấy, cao su và nhiều loại nhựa).
3.5.2
Đám cháy loại B
Đám cháy do các chất lỏng cháy, chất lỏng dễ cháy, dầu mỡ, hắc ín, xăng, sơn dầu, dung môi, cồn và các chất khí.
3.5.3
Đám cháy loại C
Đám cháy liên quan đến các thiết bị điện đang hoạt động.
3.6
Khe hở (Clearance)
3.6.1
Khe hở về điện (Electrical clearance)
Khoảng không khí giữa bình phun Sol-khí với các thiết bị điện không nối đất và không được bọc bảo vệ cách điện.
3.6.2
Khe hở về nhiệt (Thermal clearance)
Khoảng không khí giữa bình phun Sol-khí với các cấu trúc hoặc thiết bị chịu ảnh hưởng bởi nhiệt tạo ra từ bình phun.
3.7
Nồng độ (Density)
3.7.1
Nồng độ thiết kế (Design application density), g/m3
Nồng độ của chất chữa cháy bao gồm cả hệ số an toàn được dùng để thiết kế hệ thống.
3.7.2
Nồng độ dập tắt (Extinguishing application density), g/m3
Khối lượng chất tạo Sol-khí nhỏ nhất trên mỗi mét khối của khu vực bảo vệ để dập tắt đám cháy của một chất cháy cụ thể, được xác định trong điều kiện thực nghiệm, chưa tính đến bất kỳ hệ số an toàn nào.
3.7.3
Nồng độ hạt (Particulate density)
Nồng độ các hạt rắn tính theo g/m3 sau khi hệ thống phun chất chữa cháy tại nồng độ thiết kế. Thông tin này được sử dụng để đánh giá mức độ che phủ tầm nhìn và những ảnh hưởng đến sức khỏe do vô ý tiếp xúc với chất chữa cháy.
3.8
Lỗ phun (Discharge port)
Đầu phun hoặc lỗ hở trên bình phun nơi Sol-khí được phun ra khi hệ thống được kích hoạt.
3.9
Công tắc ngắt (Disconnect Switch)
Công tắc được thao tác bằng tay, được giám sát bằng tín hiệu điện và được bảo vệ tránh việc sử dụng trái phép, ngăn chặn sự vận hành tự động hoặc bằng tay của bình phun Sol-khí trong quá trình bảo trì.
3.10
Bình phun Sol-khí (Generator)
Thiết bị để tạo ra môi trường Sol-khí chữa cháy bằng quá trình nhiệt phân.
3.11
Vỏ bọc bình phun Sol-khí (Generator Casing)
Bề mặt ngoài của bình phun Sol-khí, không bao gồm bề mặt có chứa các lỗ phun.
3.12
Thao tác bằng tay (Manual)
Thực hiện một chức năng cần có sự can thiệp của con người.
3.13
Khu vực thường có người (Normally Occupied)
Khu vực có sự hiện diện của con người trong điều kiện bình thường.
3.14
Khu vực thường không có người (Normally Unoccupied)
Khu vực thường không có sự hiện diện của con người nhưng thỉnh thoảng có thể có người ra vào trong khoảng thời gian ngắn.
3.15
Thể tích bảo vệ (Protected Volume)
Thể tích được bao quanh bởi các kết cấu xây dựng của khu vực bảo vệ, trừ thể tích của các kết cấu xây dựng không thấm chất chữa cháy cố định bên trong khu vực bảo vệ
3.16
Chất tạo Sol-khí (Solid Aerosol-forming compound)
Một hỗn hợp gồm chất oxy hóa, chất dễ cháy và các chất phụ gia để nhiệt phân tạo ra Sol-khí.
3.17
Hệ thống chữa cháy theo thể tích (Total flooding extinguishing system)
Hệ thống để phun chất chữa cháy vào khu vực bảo vệ để đạt được sự phân bố đồng đều của chất chữa cháy bằng hoặc cao hơn nồng độ thiết kế.
3.18
Khu vực không thể có người (Occupiable)
Khu vực không thể có sự hiện diện của con người do sự hạn chế về không gian hoặc về các yếu tố vật lý khác.
4. Quy định chung
……..
./.
Cập nhật TCVN PCCC mới nhất
Truy cập thư mục: TCVN PCCC để xem thêm những văn bản tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy mới nhất.
Nếu cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm các thông tin khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới