Tiêu chuẩn - Quy chuẩn

TCVN 13457-1:2022 Phòng cháy chữa cháy – Chất chữa cháy gốc nước – Phần 1

TCVN 13457-1:2022 PCCC – Chất chữa cháy gốc nước – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với chất phụ gia

1. TCVN 13457-1:2022 là gì?

TCVN 13457-1:2022 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử nghiệm đối với chất phụ gia chữa cháy (gốc nước) được sử dụng để chữa cháy, làm mát, ngăn chặn cháy lan đối với đám cháy loại A, loại B hoặc làm giảm nồng độ hơi, khí cháy, ngăn ngừa nguy cơ cháy có thể xảy ra.

Tiêu chuẩn cũng có thể áp dụng để đánh giá các chất phụ gia chữa cháy khác dùng để pha với nước với các cơ chế chữa cháy nhũ tương hóa nhiên liệu (bọc phân tử chất cháy) và khiến chúng không bắt cháy; các chất tạo bọt chữa cháy (không bắt buộc) sử dụng cho đám cháy loại A, B.

Tiêu chuẩn này không dùng để đánh giá các chất làm chậm cháy và chất gel chống cháy.

2. Công bố TCVN 13457-1:2022

Ngày 1/3/2022, Bộ KH&CN ban hành Quyết định số 233/QĐ-BKHCN công bố tiêu chuẩn quốc gia.

Theo đó, công bố 02 Tiêu chuẩn quốc gia:

  1. TCVN 13457-1:2022 Phòng cháy chữa cháy – Chất chữa cháy gốc nước – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với chất phụ gia
  2. TCVN 12314-2:2022 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy tự động kích hoạt – Phần 2: Bình khí chữa cháy

TCVN 13457-1:2022 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 Cơ quan ban hành: Bộ KH&CN Số công báo: 233/QĐ-BKHCN
 Số hiệu: 13457-1:2022 Ngày đăng công báo: 01/03/2022
 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam Người ký: Lê Xuân Định
 Ngày ban hành: 01/03/2022 Ngày có hiệu lực: 01/03/2022
 Lĩnh vực: Phòng cháy chữa cháy Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực

3. Tải về TCVN 13457 1 2022

Tải về miễn phí TCVN 13457-1:2022 trị giá 232,000đ theo liên kết bên dưới.

TCVN 13457-1:2022.pdf

Là khoảng thời gian ước tính để xử lý yêu cầu tải xuống từ server. Vui lòng chờ đợi trong giây lát, liên kết tải về sẽ hiện ra sau khi thời gian đếm ngược kết thúc!

BẠN NÊN BIẾT!

 Quyết định số 233/QĐ-BKHCN năm 2022

Ngày 01/03/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 233/QĐ-BKHCN v/v công bố 2 tiêu chuẩn quốc gia.

1. TCVN 12314-2:2022

2. TCVN 13457-1:2022

TCVN 12314-2:2022 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy tự động kích hoạt – Phần 2: Bình khí chữa cháy

TCVN 13457-1:2022 Phòng cháy chữa cháy – Chất chữa cháy gốc nước – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với chất phụ gia


Quyết định số 234/QĐ-BKHCN năm 2022

Ngày 01/03/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 234/QĐ-BKHCN v/v việc công bố 2 tiêu chuẩn quốc gia.

1. TCVN 13455:2022

2. TCVN 13456:2022

TCVN 13455:2022 về Phòng cháy chữa cháy – Ống mềm bằng kim loại kết nối đầu phun trong hệ thống sprinkler tự động – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

TCVN 13456:2022 về Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt

Lên trên

tcvn 13457 1 2022

4. Nội dung TCVN 13457-1:2022

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13457-1:2022

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – CHẤT CHỮA CHÁY GỐC NƯỚC – PHẦN 1: YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI CHẤT PHỤ GIA

Fire protection – Wetting Agents – Part 1: Technical requirements and testing methods for Water Additives

Lời nói đầu

TCVN 13457-1 : 2022 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử nghiệm đối với chất phụ gia chữa cháy (gốc nước) được sử dụng để chữa cháy, làm mát, ngăn chặn cháy lan đối với đám cháy loại A, loại B hoặc làm giảm nồng độ hơi, khí cháy, ngăn ngừa nguy cơ cháy có thể xảy ra.

Tiêu chuẩn cũng có thể áp dụng để đánh giá các chất phụ gia chữa cháy khác dùng để pha với nước với các cơ chế chữa cháy nhũ tương hóa nhiên liệu (bọc phân tử chất cháy) và khiến chúng không bắt cháy; các chất tạo bọt chữa cháy (không bắt buộc) sử dụng cho đám cháy loại A, B. Tiêu chuẩn này không dùng để đánh giá các chất làm chậm cháy và chất gel chống cháy.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu, đối với tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):

  • TCVN 1595-1 (ISO 7619-1) Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định độ cứng ấn lõm – Phần 1: Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ cứng (Độ cứng Shore);
  • TCVN 3753 (ASTM D 97-11) Sản phẩm dầu mỏ – Phương pháp xác định điểm đông đặc;
  • TCVN 4878 (ISO 3941) Phòng cháy và chữa cháy – Phân loại cháy;
  • TCVN 5689:2018 Nhiên liệu điêzen (DO) – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;
  • TCVN 6492 (ISO 10523) Chất lượng nước – Xác định pH;
  • TCVN 6776:2018 Xăng không chì – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
  • TCVN 7026 (ISO 7165) Chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay – Tính năng và cấu tạo;
  • TCVN 7278-1 (ISO 7302-1) Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 1: yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước;
  • TCVN 7278-2 (ISO 7203-2) Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 2: yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao dùng phun lên bề mặt chất lỏng không hòa tan được với nước;
  • TCVN 7278-3 (ISO 7203-3) Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 3: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy hoà tan được với nước;
  • TCVN 7336 Phòng cháy chữa cháy– Hệ thống Sprinkler tự động- Yêu cầu thiết kế và lắp đặt;
  • TCVN 7498 (ASTM D 92 – 02B) Bi tum – Phương pháp xác định điểm chớp cháy và điểm cháy bằng thiết bị thử cốc hở Cleveland;
  • TCVN 8286-1 (ISO 7539-1) Ăn mòn kim loại và hợp kim – Thử ăn mòn ứng suất – Phần 1: Hướng dẫn chung về phương pháp thử;
  • ISO 2592 Petroleum and related products – Determination of flash and fire points – Cleveland open cup method (Dầu mỏ và các sản phẩm liên quan – Xác định điểm chớp cháy và cháy – Phương pháp cốc hở Cleveland)
  • NFPA 1901 Standard for Automotive Fire Apparatus (Tiêu chuẩn cho thiết bị trên ô tô chữa cháy);
  • ANSI/UL 300 Standard for Fire Testing of Fire Extinguishing Systems for Protection of Commercial Cooking Equipment (Thử nghiệm hệ thống chữa cháy để bảo vệ các thiết bị nấu ăn);
  • ANSI/UL 711/ CAN/ULC S508 Rating and Fire Testing of Fire Extinguishers (Đánh giá và thử nghiệm bình chữa cháy xách tay);
  • NACE TM 0169/ASTM G31-21 Standard Guide for Laboratory Immersion Corrosion Testing of Metals (Hướng dẫn tiêu chuẩn để kiểm tra độ ăn mòn khi ngâm trong phòng thí nghiệm của kim loại);
  • ASTM D2240 – 15 Standard Test Method for Rubber Property – Durometer Hardness (Tiêu chuẩn phương pháp thử nghiệm độ cứng cao su – sử dụng máy đo độ cứng).
  • UL 162 Standard for Foam Equipment and Liquid Concentrates (Tiêu chuẩn thiết bị tạo bọt và chất tạo bọt)

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa về phân loại đám cháy nêu trong TCVN 4878 và các các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1 Khả năng phân hủy sinh học (biodegradability)

Khả năng phân hủy các chất hữu cơ thông qua tác động của vi sinh vật.

3.2 Chất lỏng cháy được (flammable liquid)

Chất lỏng, hoặc hỗn hợp các chất lỏng, hoặc chất lỏng có chứa chất rắn hòa tan hay dạng huyền phù (ví dụ như sơn, vec-ni, sơn mài, v.v… nhưng không bao gồm các chất được phân loại theo cách khác dựa vào đặc tính nguy hiểm của chúng) tạo ra hơi cháy được ở nhiệt độ không quá 60,5°C khi tiến hành thử bằng thiết bị cốc kín, hoặc không quá 65,6°C khi tiến hành thử bằng thiết bị cốc hở, thường được coi là điểm chớp cháy.

3.3 Chất lỏng dễ cháy (combustible liquid)

Các chất lỏng, ngoại trừ chất lỏng cháy được, có điểm chớp cháy và điểm cháy nhỏ hơn điểm sôi.

CHÚ THÍCH: Điểm sôi là điểm mà tại đó không thể tiếp tục đạt được tốc độ tăng nhiệt độ theo ISO 2592 đối với việc xác định điểm cháy.

3.4 Nồng độ (concentration)

Tỷ lệ chất tan có trong dung dịch hoặc hàm lượng chất không tan phân tán trong dung dịch hoặc hỗn hợp. Thông thường, người ta hay sử dụng nồng độ % (số gam chất tan trong 100 gam dung dịch).

VÍ DỤ: Dung dịch chất phụ gia chữa cháy loại 3%, được trộn theo tỷ lệ 3g chất phụ gia với 97g nước trong 100g dung dịch.

3.5 Thiết bị phun (discharge device)

Thiết bị được thiết kế để phun nước hoặc dung dịch chất chữa cháy trong một mô hình định trước (thiết bị có thể cố định hoặc điều chỉnh được).

VÍ DỤ: Hệ thống Sprinkler, Drencher hoặc các lăng chữa cháy,…

3.6 Bộ trộn (ejector)

Thiết bị sử dụng nguyên lý Venturi để đưa chất phụ gia chữa cháy hòa vào dòng nước theo tỷ lệ xác định.

3.7 Nhũ tương hóa (emulsification)

Quá trình hình thành một nhũ tương.

3.8 Chất nhũ hóa (emulsifier)

Là chất trung gian làm cho hai hay nhiều thành phần của chất lỏng phân tán đều trong dung dịch.

3.9 Chất nhũ tương (emulsion)

Là các chất lỏng (hai hay nhiều chất) không hòa tan vào nhau khi trộn lẫn phân tán đều trong dung dịch.

3.10 Tác động chữa cháy gián tiếp (indirect attack)

Các hoạt động liên quan đến việc sử dụng các chất chữa cháy để giảm sự tích tụ nhiệt sinh ra từ đám cháy mà không cần phun trực tiếp chất chữa cháy lên nhiên liệu cháy.

3.11 Nồng độ gây chết trung bình (LC50, median lethal concentration)

Nồng độ gây chết trung bình của một chất độc có thể làm chết 50 % số lượng các cá thể được làm thí nghiệm trong một khoảng thời gian quy định.

LC50 thường được dùng để đánh giá độc tính của các chất độc dạng lỏng hoặc chất độc tan trong dung dịch nước.

3.12 Liều lượng gây chết trung bình (LD50, median lethal dose)

Liều lượng gây chết trung bình của một chất độc có thể làm chết 50 % số lượng các cá thể được làm thí nghiệm trong một khoảng thời gian quy định.

3.13 Độ trộn lẫn (miscibility)

Mức độ hòa trộn của các chất lỏng ở mọi tỷ lệ, tạo thành một dung dịch đồng nhất.

3.14 Chất phụ gia chữa cháy (water additive)

Chất hóa học thuộc phân loại chất chữa cháy gốc nước, khi được trộn vào nước sẽ tạo ra dung dịch chất phụ gia chữa cháy.

3.15 Chất phụ gia chữa cháy đậm đặc (water additive concentrate)

Hóa chất do nhà sản xuất cung cấp khi pha với nước tạo ra chất phụ gia chữa cháy.

3.16 Dung dịch chất phụ gia chữa cháy (water additive solution)

Hỗn hợp đồng nhất hình thành sau khi trộn chất phụ gia chữa cháy vào nước.

3.17 Tỷ lệ trộn (proportioning)

Tỷ lệ chất phụ gia (theo công bố của nhà sản xuất) đưa vào nước để tạo thành dung dịch chất phụ gia chữa cháy.

3.18 Chất hoạt hóa bề mặt (surface active agent)

Một tác nhân hóa học có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch.

3.19 Nước biển tổng hợp hoặc nhân tạo (synthetic or artificial sea water)

Dung dịch có thành phần theo khối lượng gồm: 1,1% Magiê Clorua Hexahydrat; 0,16% Canxi Clorua Dihydrat; 0,4% Natri Sulfat dạng khan; 2,5% Natri Clorua, và 95,84 % nước tinh khiết.

3.20 Đám cháy ba chiều (đám cháy 3D,three-dimensional fire)

Đám cháy nhiên liệu lỏng chảy tự do từ độ cao thẳng đứng, rơi trên thiết bị hoặc cấu trúc liên quan xuống một đám cháy bề mặt tĩnh.

Đám cháy ba chiều giúp mô phỏng các trường hợp cháy phức tạp trong thực tế, trong đó đám cháy xuất hiện trên cấu kiện, thiết bị, công trình theo phương đứng và phương ngang, như đám cháy nhiên liệu chảy tràn từ bồn chứa trên cao xuống bề mặt phía dưới, đám cháy xuất hiện trên các tháp chưng cất, lò hơi, máy biến áp, … kèm theo hiện tượng nhiên liệu chảy tràn, cháy trên bề mặt phía dưới.

3.21 Giới hạn nồng độ nổ dưới (LEL, lower explosive limit)

Giá trị nồng độ tối thiểu của hơi, khí dễ cháy trong hỗn hợp với không khí mà có khả năng nổ khi bị tác động bởi nguồn nhiệt thích hợp.

………….

./.

► Xem thêm:  TCVN 13316-2:2022 về PCCC: Xe Ô Tô Chữa Cháy Xi Téc

Tổng hợp TCVN mới nhất

Truy cập thư mục: TCVN về PCCC để tham khảo thêm các văn bản TCVN về phòng cháy chữa cháy mới nhất.

Nếu cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm các thông tin khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *