TCVN 6102:2020 (ISO 7202:2018) Về phòng cháy chữa cháy – Chất chữa cháy – Bột
1. TCVN 6102:2020 là gì?
TCVN 6102:2020 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về tính chất vật lý, hóa học và các yêu cầu về hiệu suất tối thiểu, được xác định bằng phương pháp thử nghiệm của các loại bột thích hợp cho việc dập tắt các loại đám cháy A, B, C và D. Tiêu chuẩn cũng quy định những yêu cầu về thông tin và số liệu phải được nhà sản xuất công bố.
2. Công bố TCVN 6102:2020
TCVN 6102:2020 do Cục Cảnh sát Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 6102:2020 này thay thế TCVN 6102:1996 và hoàn toàn tương đương với ISO 7202:2018.
Số hiệu: | TCVN 6102:2020 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Phòng cháy chữa cháy |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Hiệu lực: | * |
Người ký: | * | Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Tải về TCVN 6102:2020
Tải về TCVN 6102:2020 hoàn toàn miễn phí phiên bản PDF. Nhấn [TẢI VỀ] ở bên dưới.
4. Nội dung TCVN 6102:2020
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6102 : 2020
ISO 7202:2018
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – CHẤT CHỮA CHÁY – BỘT
Fire protection – Fire extinguishing media – Powder
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tính chất vật lý, hóa học và các yêu cầu về hiệu suất tối thiểu, được xác định bằng phương pháp thử nghiệm của các loại bột thích hợp cho việc dập tắt các loại đám cháy A, B, C và D. Tiêu chuẩn cũng quy định những yêu cầu về thông tin và số liệu phải được nhà sản xuất công bố.
CHÚ THÍCH: Phân loại các đám cháy theo TCVN 4878 (ISO 3941).
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi bổ sung (nếu có).
ISO 3310-1, Kiểm tra bằng rây – Yêu cầu kỹ thuật và thử nghiệm – Phần 1: kiểm tra bằng rây tấm lưới kim loại;
TGVN 8488 (ISO 4788), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Ống đong hình trụ có chia độ;
TCVN 7026 (ISO 7165), Chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay – Tính năng và cấu tạo.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Những định nghĩa sau đây được sử dụng trong tiêu chuẩn này.
3.1 Mẻ (batch)
Lượng bột của một lần nạp vào thiết bị xử lý mà thiết bị này đã được làm đồng nhất bằng cách đưa vào cùng và xử lý vật lý để cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và thử nghiệm kiểm tra.
CHỦ THÍCH: Đây là cho mục đích chấp nhận và xác minh của cơ quan quản lý
3.2 Đặc tính được công bố (characterization statement)
Thông tin và số liệu về tính chất vật lý, hóa học của bột do người sản xuất công bố.
3.3 Bột chữa cháy (extinguishing powder)
Chất chữa cháy được trộn bằng những hóa chất rắn, tán mịn, gồm một hoặc nhiều thành phần chủ yếu kết hợp các chất phụ gia nhằm hoàn thiện các đặc tính của nó.
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “bột khô” đôi khi được sử dụng để biểu thị các chất chữa cháy kim loại đặc biệt và thuật ngữ “chất chữa cháy hóa chất khô” dùng để chỉ chất chữa cháy thuộc phạm vi điều chỉnh của tiêu chuẩn này;
CHÚ THÍCH 2: Khi cần biểu thị một loại bột đặc biệt chỉ được chỉ định để chữa loại đám cháy nào thì thêm chữ hoa vào sau thuật ngữ bột. Những chữ hoa sử dụng trong tiêu chuẩn này theo TCVN 4878:2009 (ISO 3941:2007).
VÍ DỤ: “Bột BC” được chỉ định để dập các loại đám cháy B (các chất lỏng hoặc chất rắn có thể hóa lỏng) và loại đám cháy C (chất khí); “Bột ABC” được chỉ định để dập các loại đám cháy A (chất cháy rắn, khi cháy thường kèm theo sự tạo than hồng), loại đám cháy B và loại đám cháy C; “Bột D” được chỉ định để dập tắt đám cháy D (chất cháy kim loại).
3.4. Lô (lot)
Một lô chứa một hoặc nhiều mẻ, nhưng không quá 25 tấn bột, được sản xuất theo một công thức, theo cùng một quy trình sản xuất trong điều kiện môi trường như nhau.
CHÚ THÍCH: Bất kỳ thay đổi thực sự nào về người sản xuất, về nguồn nhiên liệu hoặc về điều kiện môi trường đều coi bột đó thuộc về một lô hàng khác.
4 . Lấy mẫu
Những mẫu dùng để thử phù hợp với tiêu chuẩn này phải là những mẫu đại diện lấy theo phương pháp ngẫu nhiên. Để tránh vón cục, điều cốt yếu là nhiệt độ bột trong thùng chứa ban đầu phải không nhỏ hơn nhiệt độ không khí của môi trường khi lấy mẫu. Bình đựng mẫu không được mở khi chưa có sự cân bằng về nhiệt độ với không khí trong phòng thí nghiệm.
Khi lấy mẫu ở một lô, phải lấy tối thiểu 12 kg bột từ một mẻ ngẫu nhiên. Khi thử một mẻ phải lấy không dưới 2,5 kg bột từ một thùng chứa ngẫu nhiên. Các mẫu đã đã được đánh dấu phân biệt theo cách thích hợp phải đựng vào những chai riêng biệt, khô, kín, không gây phản ứng.
Ngoài các mẫu đó, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu lấy thêm mẫu để thử nghiệm kiểm chứng.
CHÚ THÍCH: Một phương pháp lấy mẫu phù hợp được đề cập trong Phụ lục C.
…….
./.
Xem thêm TCVN về phòng cháy mới nhất
Click tại đây để xem và cập nhật các Tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy mới nhất.
Liên hệ hỗ trợ:
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới